Đào tạo khởi nghiệp từ Thế giới Marketing

Ai cũng biết là làm việc với người quen thì tốt Nhưng mà làm sao để: Thân nhau lắm nhưng “đừng” cắn nhau đau? Chào các bạn, tôi là Trường Chào mừng các bạn đã đến với kênh Youtube Vũ Minh Trường, nơi tôi chia sẻ những suy nghĩ của mình về kinh doanh cũ

Ai cũng biết là làm việc với người quen thì tốt Nhưng mà làm sao để: Thân nhau lắm nhưng “đừng” cắn nhau đau? Chào các bạn, tôi là Trường Chào mừng các bạn đã đến với kênh Youtube Vũ Minh Trường, nơi tôi chia sẻ những suy nghĩ của mình về kinh doanh cũng như là cuộc sống ! Một trong những bài toán quan trọng khi bắt đầu khởi nghiệp đó chính là bài toán về nhân sự ! Và tôi tin chắc rằng khi các bạn bắt đầu khởi nghiệp, trong đầu các bạn cũng lóe lên suy nghĩ: Liệu chúng ta có nên mời người thân hoặc bạn bè mình cùng tham gia khởi nghiệp không? Hôm nay, với tư cách là một chuyên gia, tôi sẽ đứng ở một góc nhìn khách quan và phân tích những cái lợi và hại khi chúng ta khởi nghiệp cùng với người thân hoặc bạn bè của mình.

Để có thể phân tích khách quan thì đầu tiên chúng ta cần nghĩ đến lý do tại sao chúng ta hay mời người thân. hoặc bạn bè của mình. tham gia vào công việc khởi nghiệp?. Yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố quan trọng nhất. đó là lý do tại sao mà chúng ta hay nghĩ đến bạn bè hoặc người thân khi chúng ta bắt đầu khởi nghiệp?. Đó chính là sự tin tưởng !. Niềm tin càng thấp thì chi phí càng cao.. Và muốn đi xa với nhau thì chắc chắn chúng ta cần một con người tin tưởng mà chúng ta có thể đồng hành. trong một thời gian dài.. Gia đình và người thân cũng chính là những người mà chúng ta có sẵn sự tin tưởng ở đây.. Trong những mô hình công ty vừa và nhỏ. thì đặc biệt tôi thấy những người trong gia đình thường nắm 2 vị trí quan trọng, đó chính là:. Kế toán, nắm giữ tiền của công ty. và thứ hai đó là xuất nhập khẩu. nắm giữ được bí mật đâu là nguồn hàng của công ty.

Lý do thứ hai, đó chính là sự thiếu người ! Khi chúng ta bắt đầu khởi nghiệp, có trăm vàn những khó khăn đổ lên đầu chúng ta. và chúng ta cố gắng tìm người để san sẻ những điều đó. Thế nhưng mà, tìm người thì khó và nhất là lúc đấy có bất kỳ ai dù các bạn làm gì, các bạn ở đâu, các bạn chỉ cần chịu khó chia sẻ với chúng tôi một chút thôi thì chúng tôi cảm ơn vô cùng. Và đó là những người thân ! Vậy nên, trong giai đoạn công ty có rất nhiều vấn đề và khó khăn thì các bạn không cần biết kỹ năng như thế nào chỉ cần các bạn giúp chúng tôi một chút thôi Ví dụ như ngồi trông cửa hàng chẳng hạn là chúng tôi mừng rồi.

Vậy nên bất kỳ một sự giúp đỡ nào chúng tôi cũng đều nhận lấy và cảm ơn. Lý do cuối cùng, đó chính là thiếu vốn ! Tôi có rất nhiều kinh nghiệm và đã gặp rất nhiều start up Và trong những bạn start up đó thì có một số bạn bắt đầu khởi nghiệp chỉ vì một lý do đó là vì các bạn đói ! Lúc này, các bạn chẳng quan tâm đến tầm nhìn viễn cảnh và các bạn mơ ước đến một công ty lớn ở tương lai các bạn chỉ đơn giản là đói thì phải làm để có cái mà ăn. Tương lai là một thứ xa vời mà chúng ta chẳng thể hình dung và biết chắc chắn nó ra sao thế liệu ai sẽ cho chúng ta vay vốn? Ngay khi mà những người founder, những người thành lập công ty còn chẳng biết là công ty sẽ đi về đâu liệu chúng ta có thể trả được tiền vay không? Thì câu trả lời đó chính là người thân, những người sẵn sàng chịu rủi ro để đầu tư vào chúng ta.

Khi tổng hợp lại những lý do trên thì ngay lập tức chúng ta thấy được lợi ích khi mà có bạn bè hoặc người thân cùng khởi nghiệp đó chính là: chúng ta có nguồn nhân lực giá rẻ, ngay lập tức và có sự tin tưởng cao. Nhưng lúc này, chúng ta cần lật ngược lại câu hỏi. Tất nhiên đây là những điều bạn muốn nhưng liệu có phải là những điều công ty các bạn cần hay không? Chúng ta cần phân biệt rõ giữa khái niệm Cần và Muốn. Các bạn có thể muốn làm rất nhiều thứ. Tuy nhiên, những thứ bạn cần làm mới đưa bạn đến thành công ! Còn muốn á? Thì ai cũng muốn, và chúng tôi cũng muốn cả sao trên trời ! Và hậu quả khi lựa chọn người thân hoặc bạn bè của mình cùng khởi nghiệp lúc này nó lộ ra khi đó không phải những con người phù hợp mà các bạn cần ở trong công ty.

Đầu tiên, đó chính là năng lực không phù hợp ! Trong đây thì chúng ta chia làm 2 loại Đầu tiên đó là năng lực yếu. Năng lực yếu tức là họ không có khả năng làm việc. Như bạn muốn gọi bà chị của bạn vào để trông tiền, để trông hàng, để thu tiền, tất cả những điều đấy mặc dù chị ấy hoàn toàn không có kinh nghiệm làm kế toán, tuy nhiên đấy là người bạn tin tưởng và có thể giao tiền cho Thế nên bạn cứ cho người ta làm mà các bạn không quan tâm là liệu người ta có năng lực để làm được việc đấy hay không. Trong một video khác, tôi đã chia sẻ những yếu tố gì quan trọng khi mà chúng ta tuyển dụng và tìm người đi cùng trong công ty.

Thì khi ở đây, chúng ta tìm những người mà đơn giản như vậy thì chúng ta hiểu rằng kỹ năng của họ rất thấp, họ chỉ làm những công việc chân tay Và như vậy thì họ sẽ không thể đi lâu dài với công ty khi mà công ty phát triển mà cái năng lực của họ nó vẫn đơn giản và nó vẫn cơ bản như vậy được. Vấn đề thứ hai là chúng ta chọn những người giống mình Chúng ta là con người, chúng ta luôn có cảm xúc. Và chắc chắn rằng chúng ta thích những con người có suy nghĩ giống như chúng ta. Có những người bạn có cùng suy nghĩ và tư duy như chúng ta thì rõ ràng đi nhậu rất vui Nhưng mà để làm cùng công việc thì cực kỳ khó ! Tại vì Một, đó là công ty nó có rất nhiều các vấn đề.

Ví dụ như là Marketing, như là nhân sự, chiến lược Thế thì, nếu mà chúng ta chỉ có một kỹ năng và chúng ta gọi những người đều có một kỹ năng đó Ví dụ như là tôi có kỹ năng về chiến lược và tôi gọi một 10 ông đến cùng khởi nghiệp với tôi và ông nào cũng làm chiến lược, thế thì ai sẽ lo về Marketing, ai sẽ lo về nhân sự? Thứ hai nữa, đó là khi cả 10 ông đều làm về chiến lược thì ông nào cũng nghĩ “Tôi là giỏi nhất!”, “Tôi là số 1”. Và ông nào cũng muốn thể hiện cái tôi của mình và chẳng ai sẽ nghe ai cả và lúc này, bắt đầu mâu thuẫn xảy ra. Nếu mà dự án thành công, họ sẽ ghen ghét trong cái sự thành công đó.

Còn lỡ mà dự án thất bại thì họ sẽ nó rằng “Đấy, lúc đấy tao bảo mà!” “Tại sao mày không nghe tao?”, “Lúc đấy tôi đã đưa ra một kế hoạch tuyệt vời nhưng anh ấy không hề nghe.” Hậu quả thứ hai đó là sự thiếu công bằng trong công ty. Theo một khảo sát nghiên cứu khoa học thì một trong những lý do mà nhân viên rời khỏi công ty lớn nhất không phải vì vấn đề lương thưởng mà chính vì lý do: sự công bằng giữa hai bên. Hãy thử nghĩ xem nếu bạn là một sinh viên mới ra trường trả cho các bạn lương văn phòng công ty bàn giấy 20 triệu/tháng, các bạn vui không? Vui chứ! Tại vì rõ ràng đây là một mức lương cao hơn rất nhiều so với mức khởi điểm bắt đầu làm việc.

Tuy nhiên, nếu mà bạn biết được người bên cạnh của mình họ kỹ năng cũng như vậy, họ không làm gì hơn mình, cũng làm như vậy, nhưng lúc này lương của họ 30 triệu thì lúc này bạn còn có vui với công việc của mình không? Điều này dẫn đến một nghịch lý đó là khi chúng ta đối xử tốt với người thân của chúng ta, thì nhân viên sẽ nói rằng chúng ta thiên vị. Thế nên, chúng ta phải hà khắc và nghiêm khắc với chính người thân của mình nhưng lúc đấy chúng ta lại làm tổn hại đến tình cảm, và lúc đấy lại không công bằng với người thân của mình. Vậy nên, công bằng trong công ty gần như không bao giờ có thể đạt được.

Tại vì chúng ta không bao giờ cân bằng được lợi ích giữa nhân viên và người thân của chúng ta. Ai cũng nghĩ rằng bên kia sẽ được ưu đãi hơn. Còn một điều này nữa và nó nguy hiểm không kém đó chính là vấn đề với người thân thì chúng ta thường bị tình cảm che lấp và chúng ta khó phát hiện những sai phạm của họ và chúng ta cho họ những khoảng không sai phạm rộng hơn người bình thường. Vậy nên, ngay khi mà họ có những sai phạm nhỏ chúng ta thường không để ý và phát hiện ra. Đến lúc sai phạm lớn rồi thì chúng ta phải đi sửa và đi khắc phục rất là mệt mỏi. Vấn đề tiếp theo, đó chính là họ can thiệp vào cách điều hành cũng như là quản lý của công ty ! Một trong những ví dụ lớn nhất ở Việt Nam chắc chắn các bạn đều biết, đó là Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên.

Và khi cái câu chuyện Ly hôn hàng ngàn tỷ lên mặt báo thì có rất nhiều những câu chuyện hậu trường để kể. Có một câu chuyện như sau: Đó là một anh đến với anh Vũ và xin rằng anh Vũ ủng hộ cho cái chương trình từ thiện đó. Anh Vũ đồng ý và hứa rằng sẽ chi toàn bộ số tiền cho chương trình từ thiện. Vì vậy, ban tổ chức của chương trình từ thiện đó họ không đi quyên góp và đi mời những người khác, tại vì họ đủ số tiền rồi. Tuy nhiên, gần đến ngày tổ chức thì Trung Nguyên lại không rót tiền về và khi mà được hỏi ra thì chị Thảo đã không cho phép duyệt chi khoản này tại vì chị thấy rằng đây là một khoản không cần thiết.

Và cả một chương trình đổ bể tại vì cái mâu thuẫn giữa quyết định của hai người. Một người đưa ra quyết định đồng ý, còn một người đưa ra quyết định để chi tiền. Vậy nên trong một gia đình, nhất là khi có một người vợ nắm quyền chủ chi thì rõ ràng cái chiến lược kinh doanh và cũng như cái cách hành xử của chồng rất là khó thông qua. Tại vì cái mâu thuẫn giữa tư duy hai người là khác nhau. Và khi một người quyết định mà một người không nghe theo, nó tạo ra một cái vướng mắc mà chính nhân viên ở phía dưới họ nhìn vào để không biết rằng ai sẽ là người chủ sự ai sẽ là người quản lý, người có quyền đưa ra quyết định khi một người nói “được”, nhưng mà một người lại không quyết định chi tiền.

Và đây là một câu chuyện có thật mà tôi đã từng quan sát thấy Đó là một công ty có doanh thu cả tỷ đồng/tháng Tuy nhiên, mẹ của Giám đốc vẫn lên trên công ty đó bán từng cái bìa giấy, kiểm soát nhân viên bán từng cái bìa giấy để cân đi để được 2 chục ngàn, 3 chục ngàn. Nhưng mà bà nghĩ đó là vì tiết kiệm cho công ty để đảm bảo không có bất kỳ thất thoát gì. Tất nhiên là về luật thì việc này không sai nhưng mà cách hành xử thì có vẻ không đẹp cho lắm. Cái việc buôn bán này thì rõ ràng nên để cho nhân viên làm và đôi khi họ có 10 ngàn, 20 ngàn để uống cốc bia, cốc rượu, để bôi trơn thì vẫn là tốt hơn khi mà chúng ta chi li đến từng đồng, từng cắc như vậy.

Và hậu quả cuối cùng, cũng là điều quan trọng nhất đó là sự vướng mắc giữa tình cảm và công việc ! Việt Nam có câu: “Một bồ cái lý không bằng một tý cái tình” Khi trên công ty chúng ta bàn luận về công việc, chúng ta gây gổ, chúng ta gay gắt với nhau thì chúng ta phải xác định rằng về nhà chúng ta sẽ tiếp tục có một cái trận chiến nữa để hàn gắn mối quan hệ, để nói là tại sao chúng ta trên công ty chúng ta lại làm như vậy. Và chúng ta mâu thuẫn giữa cái vấn đề là tình cảm và cũng như công việc. Chúng ta được việc thì chúng ta lại mất một người bạn mất một người vợ, mất cái sự hòa thuận trong cái không khí gia đình của mình.

Có những thứ nếu chúng ta không nói thì công việc không trôi. Và chúng ta cứ giữ anh ách cái cục tức ấy trong lòng thì chúng ta sống cũng không khỏe mạnh. Một vấn đề nữa đó là xáo trộn giữa môi trường gia đình và môi trường làm việc ! Tôi thực sự khuyên các bạn là nên tách biệt ra. Gia đình là gia đình và công việc là công việc ! Tôi có một thói quen đó là tôi làm mọi việc ở văn phòng của tôi. Và khi về nhà, tôi chỉ muốn ăn, ngủ, nghỉ, làm những cái việc cho cá nhân mình. Tôi không muốn làm việc ở nhà mặc dù là tôi có đầy đủ trang thiết bị ở nhà. Tại vì lúc mà tôi ở nhà, tôi ngồi bàn này tôi làm việc thì tôi sẽ muốn lên giường tôi đi ngủ.

Còn nếu mà khi tôi ngủ thì tôi lại nhìn vào cái bàn và tôi muốn làm việc. Và cuộc sống của tôi lại đứng giữa hai thế giới. Làm cái gì tôi cũng không cố gắng hết mình, làm cái gì tôi cũng nghĩ đến cái còn lại. Cuộc đời con người là một sân khấu lớn và chúng ta có rất nhiều vở diễn, chúng ta có rất nhiều vai trò ở sân khấu đó. Và một người nghệ sĩ thành công, một người thành công trong cuộc đời là những người biết rằng chúng ta đang diễn vai nào và trong vở diễn nào. Khi chúng ta ở công ty, chúng ta đóng vai một ông sếp lớn, nhưng khi về nhà chúng ta đóng vai là một người chồng, một người cha mẫu mực.

Vậy nên đừng có lẫn lộn giữa hai vai. Khi mà chúng ta về nhà, nếu mà chúng ta tiếp tục mang tư duy của ông sếp, tiếp tục nạt nộ mọi người trong nhà thì chắc chắn cái cuộc sống gia đình của các bạn sẽ không hề vui vẻ gì. Tôi đã chứng kiến rất nhiều công ty khởi nghiệp. Những công ty mà thành rồi cũng tan do người thân, và những công ty bại cũng do người thân. Do người thân can thiệp quá nhiều vào công ty, phàn nàn, góp ý và họ không thể điều hành được công ty. Và cuối cùng học chấp nhận giải thể công ty. Còn ngược lại, trong cái chiều hướng tốt đẹp hơn, thì công ty thành công thì bắt đầu mọi người vào xâu xé, muốn khẳng định đây là thành quả của tôi, đây là nỗ lực của tôi, tôi phải được từng này, họ cố gắng phân chia theo cái công ty đấy.

Và cuối cùng nó cũng tàn. Làm thế nào để có thể tìm người khởi nghiệp cùng? Làm thế nào để có thể khắc phục được vấn đề của việc tuyển chọn những người thân, bạn bè của mình tham gia vào khởi nghiệp? Tôi sẽ chia sẻ ngay bây giờ ! Đầu tiên đó là tuyển người phù hợp ! Không quan trọng là lạ hay là thân, mà chúng ta cần tuyển người có 3 yếu tố: Một, đó là kiến thức ! Hai, đó là kỹ năng ! Và thứ ba, đó là thái độ ! Khi mà một con người có đủ 3 cái này, gọi là KSA Knowledge, Skill, Attitude thì đây chính là những điều mà chúng ta cần ở một con người để có thể sử dụng, để có thể tuyển dụng họ đi lâu dài được, không quan trọng là lạ hay thân.

Tôi đã có một video nói rõ về cái cách tuyển dụng mà tôi sẽ để ở dưới phần link mô tả các bạn có thể theo dõi thêm để hiểu làm thế nào mà chúng ta tìm được một người phù hợp đi cùng chúng ta trên con đường khởi nghiệp. Thứ hai là vấn đề vay vốn hoặc là cổ phần ! Có rất nhiều bạn khi bắt đầu khởi nghiệp hay nói với tôi rằng: vốn là vấn đề rất lớn và bạn không thể tìm được người góp vốn. Nhưng tôi hay nói với các bạn rằng: các em hãy xem lại cái sản phẩm của mình, xem lại doanh thu, xem lại cái cách quản lý chứ vốn thực sự không thiếu. Nếu các em làm được tốt một sản phẩm thì chắc chắn sẽ có người góp vốn cho các em.

Tại vì tôi đã gặp rất là nhiều người, họ gặp tôi và hỏi rằng: “Trường ơi, em có biết chỗ nào đầu tư không?” Và các bạn thấy đó Rất nhiều người có tiền và họ muốn đầu tư vào đâu đó để có thể có một tỷ suất lợi nhuận cao hơn ngân hàng 10%/năm chẳng hạn. Và đấy chính là lý do tại sao rất nhiều dự án bất động sản đã bị sập những chương trình vay vốn, đa cấp mà đã lừa đảo được con người, tại vì đầu tư tiền là một thứ rất rất dễ, và thứ đấy rất đơn giản. Các bạn chỉ cần vứt tiền vào một nơi và liệu đến cuối năm nó đưa lại cho các bạn 10%, 12% thì đó là một cái điều rất dễ và đơn giản, và ai cũng muốn làm điều đó.

Thế nên, hãy coi lại cái công ty của các em thực sự có làm được cái điều đó không thì lúc đấy chắc chắn sẽ có người sẵn sàng góp vốn. Và một điều lưu ý cho các bạn, đó là cổ phần là một trong những cách trả góp vốn đắt nhất. Các bạn không thể biết rằng là trong tương lai công ty của mình đến đâu và giá trị cổ phần đấy là bao nhiêu. Ngoài vấn đề chi tiêu nữa thì cổ phần còn mang tính chất quyết định về điều hành công ty của các bạn. Nếu mà các bạn chia quá nhiều cổ phần thì các vòng sau các bạn không còn cổ phần để gọi vốn nữa. Hoặc là khi mà các cổ phần của các bạn ở trong công ty nó thấp quá, các bạn còn không có động lực để tiếp tục cống hiến cho công ty nữa, đó cũng chính là một lý do khi mà nhà đầu tư quá tham lam, ăn quá nhiều.

Và dẫn đến là người sáng lập họ không còn cái động lực để tiếp tục điều hành công ty nữa thì câu chuyện xảy ra chính là câu chuyện của “Món Huế” mà chúng ta từng biết. Và cuối cùng, đó là xây dựng nguyên tắc ngay từ ban đầu ! Thực tế, rõ ràng đến hôn nhân bây giờ chúng ta vẫn có những bản hợp đồng hôn nhân. Chúng ta hãy nhìn vào cái mặt lợi ích của nó thay vì chúng ta nói về mặt tình cảm và tin tưởng. Thế nên người ta có cái câu là gì: “Tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát”. Mọi thứ phải rõ ràng ngay từ đầu, thà mất lòng trước nhưng mà được lòng sau. Và những cái gì rõ ràng ngay từ đầu sẽ giúp cho các bạn đi được xa hơn và đi được lâu hơn.

Lúc này, chúng ta đã có một cái bộ quy chuẩn là chúng ta cần làm gì trong cái tình huống như thế nào. Và lúc này, nếu có điều gì sai thì hãy đưa ra cái bảng quy chuẩn. Hãy nói rằng: “Tôi không có ý định mạt sát hay là phê bình anh, nhưng rõ ràng quy chuẩn chúng ta làm thế này vì vậy đây là cái cách mà chúng ta đi theo.” Và từ đó thì chúng ta sẽ ít mang tính chất cá nhân vào trong câu chuyện mà hội thảo, hội họp hơn. Và mọi người sẽ tôn trọng chúng ta hơn, tại vì chúng ta khách quan. Xác định ngay từ ban đầu chúng ta là một đội nhóm, chúng ta đi cùng với nhau chúng ta tấn công vào vấn đề chứ chúng ta không tấn công vào cá nhân.

Và từ đó sẽ giúp cho chúng ta bớt được cái tôi trong việc thảo luận, tranh luận và cùng tìm ra giải pháp an toàn. Sau video này, hy vọng các bạn đã có một số cách nhìn khách nhau và tổng quan hơn về việc khởi nghiệp cùng người thân hay là người lạ. Quan trọng không phải là người thân hay người lạ mà quan trọng là chúng ta tìm được người phù hợp để đi cùng chúng ta trên một đoạn đường dài. Các bạn hãy chia sẻ những quan điểm cá nhân hay những câu chuyện khởi nghiệp của mình về khởi nghiệp cùng người thân hay người lạ có điều gì, có lợi ích gì, tác hại gì bằng cách comment ở phía dưới. Đừng quên like, share và subscribe để cho những tri thức này lan tỏa đến nhiều người hơn nữa, mang lại giá trị nhiều hơn nữa cho những người trong cộng đồng khởi nghiệp.

https://www.youtube.com/watch?v=j96zQaMpKN0

https://youtu.be/j96zQaMpKN0Ai cũng biết là làm việc với người quen thì tốt Nhưng mà làm sao để: Thân nhau lắm nhưng “đừng” cắn nhau đau? Chào các bạn, tôi là Trường Chào mừng các bạn đã đến với kênh Youtube Vũ Minh Trường, nơi tôi chia sẻ những suy nghĩ của mình về kinh doanh cũ